Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn - Hoàng Vũ

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn

tháng 8 05, 2019

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn

"Mọi vấn đề của nhân loại đều bắt nguồn từ việc con người không học cách chấp nhận sự cô đơn".


Trước khi qua đời ở tuổi 39, nhà khoa học lỗi lạc Blaise Pascal đã để lại một khối lượng lớn những đóng góp đồ sộ trong nhiều lĩnh vực như vật lý, toán học, cơ học chất lưu, đo lường và xác suất.
Tuy nhiên, có một di sản khác mà ông để lại, không thuộc khoa học tự nhiên, còn truyền cảm hứng nhiều hơn cho hậu thế. Pascal có một kho báu khác thuộc về khoa học xã hội, thậm chí, di sản này của ông còn to lớn và vĩ đại hơn tất cả những thành tựu mà ông để lại.
Một điều thú vị là những triết lí sâu sắc chủ yếu được ông đúc kết khi tuổi đời còn rất trẻ. Mãi đến khi trưởng thành và tiếp xúc nhiều với tôn giáo, Pascal mới dần chuyển mình sang các lĩnh vực đậm tính triết học và thần học.

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 1.

Ngay trước khi qua đời, Pascal đang tập hợp những triết lí của mình thành một tuyển tập thần học mà sau này được gọi với cái tên "Cuốn sách Pensées". Tác phẩm chủ yếu nói về các giả thiết toán học khi được áp dụng vào cuộc sống để lựa chọn cho mình một đức tin. Ngoài ra, cuốn sách còn thực sự kì bí ở những suy ngẫm về ý nghĩa của sự sống, của việc sinh ra là-một-con-người. Nó là hình thái của triết học được ra đời trước cả khi triết học thực sự trở thành một lĩnh vực để nghiên cứu.
Có quá nhiều những suy nghĩ tâm đắc trong cuốn sách đáng được "quote" lại, chúng khiến người ta phải thực sự giật mình ở nhiều góc độ. Tuy vậy, một trong những trích dẫn nổi tiếng nhất của Pascal đã tóm lược được những trăn trở cả đời của ông, cũng như mọi vấn đề của nhân loại.
Theo Pascal, chúng ta sợ sống và tồn tại trong im lặng, sợ việc không là-một-cái-gì-đó-trên-đời. Chúng ta ghét sự nhàm chán, lặp lại và tình nguyện để cho sự xao lãng xâm chiếm. Chúng ta không nghĩ ra cách nào khác ngoài chạy trốn khỏi các vấn đề cảm xúc bằng cách tự an ủi thậm chí là huyễn hoặc bản thân.
Vấn đề duy nhất ở đây là: loài người chưa bao giờ học cách ở một mình.
Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 2.
Xã hội càng hiện đại, lời cảnh báo của Pascal càng chính xác. Nếu có một từ nào đó diễn đạt chính xác những vấn đề của thế giới trong suốt 100 năm qua thì đó ắt hẳn là "sự kết nối".
Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 3.
Công nghệ thông tin đã và đang xâm lấn thái quá vào việc định hướng văn hoá. Từ điện thoại, đến radio rồi TV, mạng internet, chúng ta đã tìm ra cả ngàn cách để khiến loài người gần nhau hơn. Tôi có thể ngồi tại văn phòng của mình ở Canada để tham dự một cuộc họp ở bất kì nơi nào trên thế giới chỉ qua Skype. Tôi có thể bay đến bất kì nơi nào trên thế giới mà vẫn biết tình hình ở nhà chỉ bằng cách lướt web. Thôi chẳng cần bàn đến lợi ích của sự kết nối, tuy nhiên, thứ nào nhiều lợi thì cũng đầy hại. Người ta nói nhiều lắm rồi, về quyền riêng tư, về việc internet lén lút thu thập dữ liệu, tuy nhiên, còn có một "thiệt hại" to lớn khác mà không phải ai cũng biết.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi thứ đều được kết nối, trừ bản thân mình.
Nếu quan điểm của Pascal về việc "con người không chịu nổi sự cô đơn" là chính xác, vậy thì vấn đề sẽ ngày càng nghiêm trọng bởi con người thời nay có quá nhiều sự lựa chọn, họ sẽ nghĩ: "Việc gì mình phải chịu đựng sự cô đơn?"- khi đời người có quá nhiều cám dỗ?
Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 4.
Câu trả lời là: ở một mình khác với cô độc. Nếu bạn không chịu nổi việc ở một mình, bạn sẽ không bao giờ nhận thức được bản thân. Càng như vậy, bạn càng đắm chìm vào sự xao lãng và cứ thế, bạn lâm vào cảnh nghiện ngập, phụ thuộc vào công nghệ, những thứ vốn được chế tạo để giải phóng con người.
Đừng nghĩ rằng mình có thể dùng những náo nhiệt của thế giới để che đậy đi những rắc rối của bản thân, đồng nghĩa với việc những rắc rối ấy tự biến mất.
Hầu hết con người đều nghĩ mình đã quá hiểu rõ bản thân mình, họ tưởng rằng mình hiểu rõ bản thân, biết rõ cảm xúc của mình, hiểu rõ vấn đề của mình. Nhưng thật ra, rất ít người có khả năng làm được điều đó. Những người thật sự làm được sẽ ngay lập tức nói với bạn rằng ta không phải lúc nào cũng hiểu được chính mình, thậm chí, mất rất nhiều thời gian mới có thể làm được.
Ngày nay, con người có thể sống cả đời mà không nhận thức được gì về bản thân, ngoài cái vỏ bọc mà chúng ta tự dựng nên cho mình, chúng ta mất kết nối với chính bản thân ta, đó mới thực sự là vấn đề.
Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 5.
Nếu quay lại những nguyên lý của Pascal, ta sẽ thấy: căm ghét sự cô độc, rất gần với căm ghét sự nhàm chán.
Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 6.
Vấn đề cốt lõi là ở đây. Chúng ta nghiện xem TV bởi có cái gì đó rất hấp dẫn trên TV. Ta nghiện chất kích thích vì lợi ích của nó (cho cá nhân ta) vượt trội hẳn những tác hại. Có lẽ vậy, chúng ta ghét sự cô đơn bởi chúng ta đã nghiện một trạng thái mang tên "không chán là được".
Tất cả những thứ điều khiển cuộc sống của ta một cách tiêu cực đều bắt nguồn từ việc: ta ghét phải đối mặt với "hư không". Vì thế, ta lao đầu đi tìm trò tiêu khiển, tìm việc và sau mỗi lần thất bại, tiêu chuẩn của ta lại càng ngày càng cao. Ta lảng tránh một sự thật rằng nếu không đối mặt với sự chán nản, ta sẽ không bao giờ nhận thức được bản thân mình. Và không nhận thức được bản thân mình chính là lí do ta thấy cô đơn, lo lắng, thay vì cảm thấy được kết nối với vạn vật xung quanh.
May thay, có một giải pháp cho vấn đề này. Các duy nhất để chiến thắng nỗi sợ cô đơn đó chính là đối mặt với nó. Hãy để sự chán nản đưa bạn đến nơi nào mà bạn vẫn kiểm soát được nó. Lúc đó, bạn sẽ nghe thấy tiếng lòng của chính mình và từ đó học được cách kết nối những phần của bản thân hiện vẫn đang còn xao lãng.
Thật tuyệt vời làm sao, khi bạn vượt qua được ranh giới đó, bạn sẽ thấy rằng, cô đơn chẳng phải là vấn đề gì đó quá to tát. Sự chán nản và nỗi cô đơn cũng có những tác động tích cực của chúng. Khi bạn sẵn sàng đầm mình trong thanh tịnh, thế giới trở nên trù phú hơn, rõ rệt hơn.
Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 7.
Bạn sẽ học được rằng còn nhiều việc khác, thứ khác, đáng để bạn bận tâm hơn là những xô bồ của bề nổi cuộc sống. Một căn phòng im lặng không có nghĩa là nó không có gì cho bạn khám phá.
Thi thoảng, việc ở-một-mình sẽ giúp bạn trải nghiệm những cảm giác không mấy dễ chịu, nhất là lúc bạn phải "soi" kĩ vào nội tâm của mình, những suy nghĩ, những cảm xúc, nghi ngại, hy vọng, nhưng về dài hạn, điều đó còn dễ chịu hơn nhiều so với việc lảng tránh tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống.
Chịu đựng sự chán nản sẽ giúp bạn tìm thấy sự mới mẻ trong những thứ tưởng chừng chẳng có gì mới lạ; giống như một đứa trẻ vô tình nhìn thấy thế giới. Điều này cũng giúp bạn giải quyết phần lớn những xung đột nội tâm của mình.
Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 8.
Thế giới càng tiến bộ, nó càng thúc đẩy chúng ta vượt qua những giới hạn của suy nghĩ. Việc cho rằng: "Không chịu được sự cô đơn là cốt rễ của mọi vấn đề" có thể hơi "nâng cao quan điểm", nhưng chúng ta vẫn cần phải xem xét kĩ về nó.
Cái gì gắn kết chúng ta được thì cũng cô lập chúng ta được. Tại sao ta cứ mải mê xao lãng với những việc không đâu để rồi càng ngày càng cảm thấy cô đơn hơn?
Thú vị thay, thủ phạm chính của việc "ghét cô đơn" không phải là cám dỗ cụ thể nào về vật chất. Đó chỉ là nỗi sợ "hư không", dẫn đến việc nghiện trạng thái "miễn không chán là được". Có thể, bản năng của chúng ta là ghét tồn tại.
Chừng nào còn không nhận ra "giá trị của sự thanh tịnh", chúng ta sẽ còn bỏ qua một sự thật rằng, chỉ khi nào ta dám đối mặt với sự chán nản, nó mới thực sự sản sinh ra những tác động tích cực. Và để đối mặt với nó, ta cần thời gian, có thể mất vài ngày, vài tuần, chỉ đề ngồi, ngẫm, cảm nhận trong tĩnh lặng.
Một triết lí cổ xưa nhất trên thế giới khuyên ta duy nhất một điều: hãy tự nhận thức bản thân mình. Lí do vì:
Không nhận thức được mình thì ta sẽ không bao giờ tìm ra cách để tương tác với thế giới. Phải biết mình là ai đã, rồi ta mới có nền tảng để dựng nên từ đó một cuộc sống.
Trớ trêu thay, một mình và kết nối nội tâm là kĩ năng chẳng ai dạy ta. Nhưng đó là kĩ năng quan trọng hơn hầu hết những thứ ta được dạy.
"Ở một mình" có thể không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng nó là bước khởi đầu, để từ đó ta tìm ra cách giải quyết mọi vấn đề.

  • Share:

You Might Also Like

Comments