Hoạt động hằng ngày của chúng ta đều bị chi phối bởi bộ não và tâm trí chúng ta. Vì vậy muốn đi đúng hướng thì bạn phải biết cách để làm thế nào để điều khiển và vận hành tâm trí của mình theo những điều tốt đẹp mà mình muốn hướng tới.
Nhiều trường phái tâm lý học đồng ý phân chia cấu trúc tâm lý con người thành 3 khía cạnh “ Ý thức, Tiềm thức và Vô thức”. Tuy khác nhau về định nghĩa, nhưng tựu chung ba khía cạnh đó có ý nghĩa như sau:
Ý thức: Là phần con người hoạt động có kiểm soát, phần hiển lộ ra và dễ thấy. Đặc trưng của con người ý thức là ta nhận thức được điều ta hành động, và dễ dàng kiểm soát chúng. Với những đặc điểm như sau:
- Ý thức là người gác cổng của tiềm thức. Lựa chọn và xử lý thông tin đầu vào.
- Có chức năng logic, lý luận và phân tích. Có khả năng phân biệt được đúng - sai, thiện - ác, hư - ảo.
- Bị giới hạn về không gian, thời gian, khả năng xử lý thông tin.
- Lưu giữ ngắn hạn thông tin.
- Có thể được kiểm soát và định hướng. Là nơi ra những quyết định, những mục tiêu, là yếu tố khởi động các chương trình bên trong tâm trí.
Tiềm thức: Là phần con người hoạt động theo cơ chế thói quen và phản xạ. Đặc trưng của phần này là chỉ khi ta thực sự để ý đến, ta mới nhận thức được điều ta làm, khả năng kiểm soát phần con người này khó khăn hơn.
- Nơi chứa ký ức, trải nghiệm của chúng ta trong quá khứ. Có khả năng lưu trữ trí nhớ dài hạn, xử lý hàng nghìn việc một lúc, 4 tỷ mẫu thông tin mỗi ngày.
- Sắp xếp ký ức (Xác định ký ức vào thời điểm nào như mẫu giáo, trung học, tiểu học,..)
- Kiềm chế ký ức tiêu cực chưa được giải quyết (bằng hiểu biết hiện tại kiềm chế và quên nó đi)
- Lộ ra những ký ức bị kiềm chế để lý giải và giải tỏa cảm xúc.
- Lưu trữ ký ức bị kiềm chế do cơ chế bảo vệ.
- Khả năng xử lý, vận hành tự động, vô biên và vô hạn trong việc tạo ra nguồn lực và thúc đẩy cơ thể bạn.
- Bảo vệ cơ thể.
Ex: Có bao giờ đi xe máy ngủ gật không? Có những khi ngủ gật trên cả một đoạn đường dài đến khi gần có điều ko hay thì chúng ta mới tỉnh táo lại hoàn toàn để hạn chế rủi ro. Việc này chúng ta có thể giải thích như thế nào? Tiềm thức đã vận hành hết mức tối đa để bảo vệ cơ thể chúng ta. Tiềm thức thấy chúng ta mệt mỏi muốn cơ thể được nghỉ ngơi, nhưng ý thức thì nói ngược lại là cứ đi đi không sao đâu. Thì lúc này tiềm thức mới vận hành để có thể vừa đi mà vừa nghỉ ngơi được. Nó để chúng ta nghỉ ngơi và đánh thức chúng ta lúc cần dừng lại. Điều này hết sức nguy hiểm.
- Miền cảm xúc
- Bản thể tinh thần
- Thích phục vụ cần sự thứ tự rõ ràng để thực hiện theo
- Điều khiển và duy trì tất cả các cảm nhận
- Tạo ra, chứa, phân phối và truyền năng lượng
- Duy trì các bản năng và tạo ra, vận hành theo các thói quen (Tiềm thức sẽ vận hành theo thói quen nghĩa là nó sẽ nghĩ ra đủ lý do để bạn duy trì một thói quen).
Ex: ngày đầu tiên bạn muốn thức dậy sớm, thì tiềm thức sẽ đặt ra những câu hỏi để duy trì thói, bảo vệ thói quen không dậy sớm của bạn như là: Ngoài trời có mưa không? Dậy bây giờ có sớm lắm không? Có lạnh lắm không? Trễ rồi hay để ngày mai? Gần hết tháng rồi hay để đầu tháng?- Cần lặp lại khi thói quen hình thành
"DO ĐÓ NẾU BẠN CÓ MỘT HÀNH ĐỘNG, MỘT MONG MUỐN NÀO NGƯỢC VỚI THÓI QUEN HẰNG NGÀY THÌ TIỀM THỨC SẼ RA SỨC CHỐNG LẠI ĐỂ BẢO VỆ THÓI QUEN ĐÓ". Nếu trong cuộc sống khi bạn làm một việc gì mới mẻ thì đầu tiên bạn cảm thấy sợ ngãi, ngại ngần và đặt cho mình vô số câu hỏi để bạn thực hiện việc đó. Đây là chức năng của tiềm thức muốn bảo vệ và vận hành những thói quen cũ; không muốn bạn thay đổi, đi ngược thói quen đã tạo ra; Tiềm thức không muốn tạo ra những thói quen bất bình thường mà thôi NHƯNG bạn phải có ý thức hiểu được rằng nếu bạn không tạo ra những câu chuyện bất bình thường này thì bạn vẫn sẽ có thói quen như cũ, cuộc sống như cũ, con người như cũ. NẾU bạn muốn có những kết quả mới, mức thu nhập mới, con người mới thì bạn phải hiểu được rằng bạn phải chiến thắng thói quen của tiềm thức để thực hiện những HÀNH ĐỘNG mới tốt đẹp hơn để tạo nên những THÓI QUEN mới - THÓI QUEN THÀNH CÔNG.
- Được lập trình để tiềm kiếm nhiều hơn
- Tốt nhất khi là một thể hòa hợp (ý thức)
- Tính biểu tượng
- Xem xét mọi thứ với tư cách cá nhân
- Hoạt động trên nguyên tắc ít nỗ lực nhất, ít tốn năng lượng nhất. Ex: Khi bạn muốn dậy sớm vào buổi sáng tập thể dục thì tiềm thức sẽ đặt câu hỏi cho bạn rằng sáng nay chúng ta có nên dậy ko? Dậy sớm ra ngoài tập luyện tốn nằng lượng => Bắt đầu sẽ xuất hiện những lý do khiến cho bạn Ngại => và sẽ đưa ra lời khuyên là ko nên dậy, hãy ngủ tiếp.
- Không xử lý các dạng phủ định
Ex: Những câu như tôi thử xem, tôi sẽ cố gắng, không được làm cái này việc này, không được làm cái kia,... Tiềm thức sẽ không nhận diện được mà nó chỉ bám vào câu cuối. "không được dậy trễ' - Thì cái tiềm thức nhận được chỉ là dậy trễ mà thôi.
Vô thức: Là phần con người chìm sâu bên trong, kể cả khi ta cố gắng nhận thức cũng vô cùng khó khăn để hiểu được nó. Có nhiều ý kiến khác nhau về đặc tính cũng như nguyên nhân tạo thành vùng này ở con người.
Ở đây ta sẽ lấy một ví dụ cụ thể và thường thấy trong cách cha mẹ nuôi dạy con trẻ. Cha mẹ nói “Con không được chửi tục”. Phần ý thức của ta nhận ra được hành động sai là chửi tục, và ý thức sẽ đưa vào tiềm thức từ chửi tục, câu nói trên đã gieo hạt vào đầu con trẻ cái keywords "chửi tục". Khi phần con người ý thức kiểm soát, ta không nói bậy. Nhưng trong một bối cảnh đông vui, bạn bè quây quần, ý thức của ta không kiểm soát, phần tiềm thức sẽ chiếm quyền và ta “lỡ lời” văng ra nhiều câu “nói tục”.
Ở ví dụ trên ta có thể thấy là hằng ngày qua sự giáo giục của cha mẹ cũng như sự tự giác ngộ của bản thân ta đều nhận thấy rằng "chửi tục" là điều không nên làm và ta kiềm chế và dồn nèn nó hằng ngày. Nhưng bản thân đã chấp nhận "chửi tục" vì nó như một phép lặp liên tục và vô tình đã đi sâu vào trong tiềm thức và vô thức. Vì thế ở những khoảnh khắc mà ý thức không còn kiểm soát được, tiềm thức, vô thức sẽ lên tiếng và khi đó chúng ta sẽ "chửi bậy" thậm chí còn "chửi rất bậy", vì bị kìm nén lâu ngày.
Chính vì vậy chúng ta phải thay đổi cách chúng ta giáo dục bản thân, Cách chúng ta giáo dục con cái, cách chúng ta giáo dục với những người xung quanh. Thay vì nói "Con không nên nói bậy" Thì chúng ta hãy thay những điều tiêu cực bằng những điều tích cực chẳng hạn như "Con nên nói điều hay lẽ phải". Thay vì nói "sao con ngu đến vậy?" thì hãy nói "sao con lại không thông minh vậy?". Vì tiềm thức không nhận diện được dạng phủ đinh. Chỉ cần thay đổi đơn giản này thôi nhưng sẽ giúp cuộc đời của cả người nghe và người nói thay đổi rất nhiều. Thay vì lặp đi lặp lại - thay vì giáo dục tiềm thức từ "Ngu" thì bạn đã giáo dục nó từ "thông minh". Để từ đó bạn có thể thông minh hơn nữa.
Một ví dụ đơn giản hơn để bạn dễ hình dung rằng tiềm thức không có khả năng nhận thức được dạng phủ định. "Tôi nói bạn ĐỪNG nghĩ về những bông hoa hồng có gai THÌ hình ảnh bông hoa hồng có gai đã được gợi ra trong tâm trí bạn rồi"
Một ví dụ đơn giản hơn để bạn dễ hình dung rằng tiềm thức không có khả năng nhận thức được dạng phủ định. "Tôi nói bạn ĐỪNG nghĩ về những bông hoa hồng có gai THÌ hình ảnh bông hoa hồng có gai đã được gợi ra trong tâm trí bạn rồi"
Quy luật căn bản của tiềm thức là YES AND MORE, nó sẽ đồng ý với những thứ bạn đồng ý và sẽ cho bạn nhiều hơn điều bạn muốn. NGU sẽ càng NGU hơn, THÔNG MINH sẽ càng THÔNG MINH hơn. Chính điều này sẽ làm nên hệ gía trị của bạn, trong mọi công việc, trong mọi hoàn cảnh bạn đều nghĩ mình NGU NGỐC không đủ khả năng học hỏi và thực hiện công việc đó VÀ cuộc đời bạn ra sao khi sẽ phải sống mãi với hệ thống niềm tin như vậy.
Tới đây bạn đã phải biết vì sao phải rèn luyện cho mình một hệ thống niềm tin, tư duy tích cực để có thể thành công hơn trong cuộc sống.
Nếu bạn đang có hệ thống niềm tin, hệ thống giá trị sai lệch thì bạn phải làm như thế nào? Ah tất nhiên là phải sửa chữa chúng rồi. Sửa chữa như thế nào? Đừng lo lắng - Hãy đọc tiếp tôi viết bài viết này là để giúp bạn.
Nếu bạn đang có hệ thống niềm tin, hệ thống giá trị sai lệch thì bạn phải làm như thế nào? Ah tất nhiên là phải sửa chữa chúng rồi. Sửa chữa như thế nào? Đừng lo lắng - Hãy đọc tiếp tôi viết bài viết này là để giúp bạn.
Đầu tiền ở phần ý thức bạn phải xác định được:
1. Những thói quen, suy nghĩ tiêu cực đang hiện diện trong con người bạn.
2. Những thói quen, suy nghĩ tích cự nào bạn muốn có.
Sau khi ý thức đã xác định PHẦN MỀM của mình đang bị lỗi ở đâu? và cần update những gì vào PHẦN MỀM mới này. Bạn hãy liệt kê những thói quen sinh hoạt hằng ngày dựa trên những lỗi và những thói quen bạn muốn có một cách cụ thể rõ ràng. Từ đó bạn sẽ có một bảng hành động tiêu chuẩn của mình và hãy nhớ kỷ luật để đưa chúng xuống tiềm thức.
Cụ thể hơn là sẽ Có 3 cách để đưa thông tin từ ý thức xuống tiềm thức:
1. Những thói quen, suy nghĩ tiêu cực đang hiện diện trong con người bạn.
2. Những thói quen, suy nghĩ tích cự nào bạn muốn có.
Sau khi ý thức đã xác định PHẦN MỀM của mình đang bị lỗi ở đâu? và cần update những gì vào PHẦN MỀM mới này. Bạn hãy liệt kê những thói quen sinh hoạt hằng ngày dựa trên những lỗi và những thói quen bạn muốn có một cách cụ thể rõ ràng. Từ đó bạn sẽ có một bảng hành động tiêu chuẩn của mình và hãy nhớ kỷ luật để đưa chúng xuống tiềm thức.
Cụ thể hơn là sẽ Có 3 cách để đưa thông tin từ ý thức xuống tiềm thức:
1. Lặp đi lặp lại (1-3-9): Hãy hành động nếu cần hành động, nếu cần suy nghĩ hãy suy nghĩ; Thực hiện một cách liên tục đều đặn, lập đi lặp lại nó nhiều lần. Dần dần tiềm thức bạn sẽ thay đổi hệ giá trị niềm tin cũ của bạn bằng hệ thống giá trị niềm tin mới. Cách này đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì và kỷ luật rất cao để chống lại cơ chế tự bảo vệ của tiềm thức cũ.
Lưu ý: vì nó đã ăn sâu vào bạn bao nhiêu năm qua nên ban đầu sẽ rất khó khăn, vất vả nhưng bạn phải hiểu rõ được điều này và chiến đấu với nó. Nhưng khi thành thói quen mới thì bạn không thể nào không thực hiện những thói quen tốt này, nó cũng đơn giản như cách những thói quen xấu mà hiện tại đang được tiềm thức vận hành.
Lưu ý: vì nó đã ăn sâu vào bạn bao nhiêu năm qua nên ban đầu sẽ rất khó khăn, vất vả nhưng bạn phải hiểu rõ được điều này và chiến đấu với nó. Nhưng khi thành thói quen mới thì bạn không thể nào không thực hiện những thói quen tốt này, nó cũng đơn giản như cách những thói quen xấu mà hiện tại đang được tiềm thức vận hành.
BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ KỶ ÁM THỊ.
2. Ấn tượng (sốc): Những ảnh hưởng từ tâm lý khiến bạn nhận ra bạn cần phải thay đổi, nhận ra bạn cần phải thành công. Nỗi đau, khát vọng đủ lớn sẽ kích thích bạn hành động và thay đổi.
Khi đó bạn sẽ có những tư duy tích cực và thoải mái về những thứ bạn đang cố gắng làm, cố gắng thay đổi, những điều tuyệt vời mà bạn đang học hỏi vì nó gắn liền với sự thành công, niềm hạnh phúc của bản thân. Dẫn đến bạn sẽ học hỏi và hành động một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đúng với quy luật của tiềm thức YES AND MORE mà tôi đã nêu ra ở trên.
Khi đó bạn sẽ có những tư duy tích cực và thoải mái về những thứ bạn đang cố gắng làm, cố gắng thay đổi, những điều tuyệt vời mà bạn đang học hỏi vì nó gắn liền với sự thành công, niềm hạnh phúc của bản thân. Dẫn đến bạn sẽ học hỏi và hành động một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đúng với quy luật của tiềm thức YES AND MORE mà tôi đã nêu ra ở trên.
3. Thôi miên: Đây mà kỹ thuật mà hiện tại rất nhiều các trung tâm đào tạo NLP đang làm. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với họ để tìm hiểu
Mối liên quan giữa Ý thức và Tiềm thức. Vận hành chúng sao cho hiệu quả:
1.Ý thức nhận thức những sự vật, hiện tượng khách quan, sau đó biến những điều trên thành tri thức tiếp đến sẽ bàn giao toàn bộ cho kho chứa dữ liệu là tiềm thức. Khi nào ý thức cần tiềm thức cho mang cho ý thức sử dụng.
Ex: 15 năm khi gặp lại người quen cũ, những ký ức những trải nghiệm về cùng người quen này từ tiềm thức sẽ ùa về mặc dù trong 15 năm này không hề nhắc tới những kỷ niệm này.
2. Ý thức là người ra quyết định và tiềm thức là người thực hiện. Khi bạn ra quyết định thì tiềm thức sẽ mang đến những tri thức để cho ý thức thực hiện quyết định này. Khi bạn không ra quyết định thì tiềm thức cũng sẽ không thực hiện.
Ex: Khi bạn nhận giấy mời họp, bạn ra quyết định người thân bạn sẽ đi họp chứ không phải bạn. Sau khi quyết định bạn sẽ không nhớ tới việc mình phải đi họp nữa. Chỉ nhớ nhắc nhở để người thân nhớ đi họp
3. Ý thức ra mục tiêu và tiềm thức sẽ là người thực hiện
Ex: Khi kinh doanh bạn ra mục tiêu là năm nay phải thực hiện được mức doanh thu này và tập trung hết mình cho mục tiêu đó thì tiềm thức sẽ nhiệt liệt hưởng ứng mục tiêu này tập trung mọi nguồn lực mọi cơ hội, mọi giải pháp để giúp bạn hoàn thành chỉ cần bạn tập trung nhất nhất vào mục tiêu đó, không lúc nào ngơi nghỉ
4. Ý thức là người gác cổng, tiềm thức là nhà máy sản xuất
Ex: Ý thức được ví như là giám đốc của một nhà máy sản xuất. Vị giám đốc A muốn sản xuất sản phẩm số một tốt nhất, luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình để sản xuất ra sản phẩm số một. Thì nhà máy sẽ luôn luôn sản xuất những sản phẩm với chất lượng tốt nhất. Hết nhiệm kỳ Vị giám đốc B tiếp theo thay thế và quyết định lợi nhuận là quan trọng nhất, khi đó nhà máy sẽ nhập những nguyên liệu đầu vào rẻ hơn để giảm chất lượng xuống nhằm tối đa lợi nhuận.
Tiềm thức chấp nhận những gì mà ý thức đưa vào cơ thể chúng ta. Không phân biệt được tốt - xấu; tích cực - tiêu cực; thật - giả; và sẽ thực hiện nó.
Khi bạn đặt ra mục tiêu và muốn tiềm thức thực hiện chúng. Bạn cần làm các bước thật là "rõ ràng". Khi đó tiềm thức sẽ vận hành cung cấp toàn bộ nguồn lực để bạn hành động đạt được mục tiêu.
Ex: Vào ngày mai vào lúc 9h sáng có 2 người hẹn bạn cùng lúc để ký hợp đồng. Bạn chỉ được phép chọn 1 trong 2.
Người 1: nói rằng sẽ ký ngay hợp đồng trị giá 300 triệu, vì tiền đã sẵn sàng rồi. Anh không đến là tôi sẽ ký với người khác. Nhưng phải đi xe máy tới, nắng mưa mặc kệ anh vì đó mới thể hiện thành ý của anh đối với tôi (cách 50km)
Người 2: nói rằng Tư vấn hợp đồng 300 triệu nếu thấy hợp lý thì tôi sẽ ký ngay lập tức. Anh không đến tôi sẽ gọi người khác. Người này khác với người 1 không yêu cầu phương tiện đi lại (Anh thích đi gì thì đi cách 30km)
Chắc chắn 100 người thì 100 người sẽ chọn đi gặp người thứ 1 vì ở đây có sự rõ ràng.
Vì vậy bạn cần phải ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày, ý thức của bạn là người gác cổng hãy chỉ cho những mối quan hệ tốt, những cơ hội tốt đẹp, những thông tin hữu ích vào nhà máy sản xuất tiềm thức thì trong tương lai sẽ giúp bạn trở thành những con người tiềm năng và đầy mạnh mẽ. "Ý thức như một vị thuyền trưởng định hướng cho con tàu đi đến bất kỳ nơi đâu mà vị thuyền trưởng này muốn"
Hãy kỷ luật rèn luyên bản thân để có những thói quen tốt, những tư duy, công cụ đúng đắn để trở thành một con người tuyệt vời, trở thành người vĩ đaị. Hãy chiến đấu với bản thân mình. Chúc bạn thành công.
Mối liên quan giữa Ý thức và Tiềm thức. Vận hành chúng sao cho hiệu quả:
1.Ý thức nhận thức những sự vật, hiện tượng khách quan, sau đó biến những điều trên thành tri thức tiếp đến sẽ bàn giao toàn bộ cho kho chứa dữ liệu là tiềm thức. Khi nào ý thức cần tiềm thức cho mang cho ý thức sử dụng.
Ex: 15 năm khi gặp lại người quen cũ, những ký ức những trải nghiệm về cùng người quen này từ tiềm thức sẽ ùa về mặc dù trong 15 năm này không hề nhắc tới những kỷ niệm này.
2. Ý thức là người ra quyết định và tiềm thức là người thực hiện. Khi bạn ra quyết định thì tiềm thức sẽ mang đến những tri thức để cho ý thức thực hiện quyết định này. Khi bạn không ra quyết định thì tiềm thức cũng sẽ không thực hiện.
Ex: Khi bạn nhận giấy mời họp, bạn ra quyết định người thân bạn sẽ đi họp chứ không phải bạn. Sau khi quyết định bạn sẽ không nhớ tới việc mình phải đi họp nữa. Chỉ nhớ nhắc nhở để người thân nhớ đi họp
3. Ý thức ra mục tiêu và tiềm thức sẽ là người thực hiện
Ex: Khi kinh doanh bạn ra mục tiêu là năm nay phải thực hiện được mức doanh thu này và tập trung hết mình cho mục tiêu đó thì tiềm thức sẽ nhiệt liệt hưởng ứng mục tiêu này tập trung mọi nguồn lực mọi cơ hội, mọi giải pháp để giúp bạn hoàn thành chỉ cần bạn tập trung nhất nhất vào mục tiêu đó, không lúc nào ngơi nghỉ
4. Ý thức là người gác cổng, tiềm thức là nhà máy sản xuất
Ex: Ý thức được ví như là giám đốc của một nhà máy sản xuất. Vị giám đốc A muốn sản xuất sản phẩm số một tốt nhất, luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình để sản xuất ra sản phẩm số một. Thì nhà máy sẽ luôn luôn sản xuất những sản phẩm với chất lượng tốt nhất. Hết nhiệm kỳ Vị giám đốc B tiếp theo thay thế và quyết định lợi nhuận là quan trọng nhất, khi đó nhà máy sẽ nhập những nguyên liệu đầu vào rẻ hơn để giảm chất lượng xuống nhằm tối đa lợi nhuận.
Tiềm thức chấp nhận những gì mà ý thức đưa vào cơ thể chúng ta. Không phân biệt được tốt - xấu; tích cực - tiêu cực; thật - giả; và sẽ thực hiện nó.
Khi bạn đặt ra mục tiêu và muốn tiềm thức thực hiện chúng. Bạn cần làm các bước thật là "rõ ràng". Khi đó tiềm thức sẽ vận hành cung cấp toàn bộ nguồn lực để bạn hành động đạt được mục tiêu.
Ex: Vào ngày mai vào lúc 9h sáng có 2 người hẹn bạn cùng lúc để ký hợp đồng. Bạn chỉ được phép chọn 1 trong 2.
Người 1: nói rằng sẽ ký ngay hợp đồng trị giá 300 triệu, vì tiền đã sẵn sàng rồi. Anh không đến là tôi sẽ ký với người khác. Nhưng phải đi xe máy tới, nắng mưa mặc kệ anh vì đó mới thể hiện thành ý của anh đối với tôi (cách 50km)
Người 2: nói rằng Tư vấn hợp đồng 300 triệu nếu thấy hợp lý thì tôi sẽ ký ngay lập tức. Anh không đến tôi sẽ gọi người khác. Người này khác với người 1 không yêu cầu phương tiện đi lại (Anh thích đi gì thì đi cách 30km)
Chắc chắn 100 người thì 100 người sẽ chọn đi gặp người thứ 1 vì ở đây có sự rõ ràng.
Vì vậy bạn cần phải ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày, ý thức của bạn là người gác cổng hãy chỉ cho những mối quan hệ tốt, những cơ hội tốt đẹp, những thông tin hữu ích vào nhà máy sản xuất tiềm thức thì trong tương lai sẽ giúp bạn trở thành những con người tiềm năng và đầy mạnh mẽ. "Ý thức như một vị thuyền trưởng định hướng cho con tàu đi đến bất kỳ nơi đâu mà vị thuyền trưởng này muốn"
Hãy kỷ luật rèn luyên bản thân để có những thói quen tốt, những tư duy, công cụ đúng đắn để trở thành một con người tuyệt vời, trở thành người vĩ đaị. Hãy chiến đấu với bản thân mình. Chúc bạn thành công.