TỔNG QUAN VỀ FACEBOOK ADS (P1) - Facebook Ads là gì? - Hoàng Vũ

TỔNG QUAN VỀ FACEBOOK ADS (P1) - Facebook Ads là gì?

tháng 4 13, 2019

Vì sao mọi người quảng cáo?
Dù quy mô hoặc loại hình doanh nghiệp là gì, bạn có thể quảng cáo vì một vài lý do: khiến mọi người biết về thương hiệu của bạn, để tạo cảm giác thú vị về thương hiệu và cuối cùng khiến mọi người muốn có sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang quảng cáo. Nếu chiến dịch quảng cáo hiệu quả đó sẽ là bước đệm để hương hiệu của bạn lên một tầm cao mới.

 Tiếp thị là gì?
Tiếp thị là công cụ để bạn sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả cho công việc kinh doanh của bạn. Có thể là kể câu chuyện của doanh nghiệp, làm tốt sẽ giúp bạn tạo được sự nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng, khiến khách hàng tiềm năng xem thương hiệu của bạn như một sự lựa chọn. Từ đó bạn có thể xây dựng được một thương hiệu mạnh và có được lòng trung thành của khách hàng. Đối với một thương hiệu mới bạn nên thực hiện từng bước như sau:

Bước 1: Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Trước khi có thể thu hút mọi người mua hoặc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, bạn cần xây dựng nhận thức của họ về thương hiệu của mình. Nhận thức nghĩa là giới thiệu sản phẩm hoặc thương hiệu với mọi người, sao cho họ biết tới sản phẩm dịch vụ của bạn. Đó chính là câu chuyện bạn tạo ra và cách câu chuyện đó cộng hưởng với những khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm tới.
Một số công cụ quảng cáo trước đây sử dụng để xây dựng nhận thức như
  • TV
  • Báo chí
  • Đài

Bước 2: Thu hút mọi người xem xét thương hiệu của bạn
Khi mọi người biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn muốn họ bắt đầu nghĩ về sản phẩm hoặc dịch vụ. Ở giai đoạn này, mọi người có thể không nhất thiết phải mua hàng nhưng họ đã bắt đầu nhận thức được và tò mò muốn tìm hiểu về thương hiệu. Ở cấp độ xem xét này, bạn có thể muốn mọi người đăng ký nhận thông tin hoặc tải xuống gì đó liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Một số thương hiệu thu hút mọi người xem xét sản phẩm hoặc dịch vụ của họ bằng cách nào?
  • TV
  • Báo chí
  • Hiển thị trực tuyến
  • Thư trực tiếp

Bước 3: Thu hút mọi người mua hàng
Bạn đã giành thời gian giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Ở giai đoạn cuối, bạn muốn những người biết về thương hiệu và đã xem xét sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trước đây thực hiện mua hàng. Bạn cũng muốn phát triển khách hàng mới và thu hút họ tiếp tục mua hàng trong tương lai.
Một số thương hiệu thu hút mọi người mua hàng trực tuyến hoặc ngoại tuyến bằng cách nào?
  • Tìm kiếm
  • Trang vàng
 Lợi ích của quảng cáo trực tuyến là gì?

Tùy chọn nhắm mục tiêu nâng cao
Nhắm mục tiêu là một trong những lợi ích quan trọng nhất của quảng cáo trực tuyến vì tính năng này cho phép bạn hiển thị quảng cáo cho những kiểu người cụ thể - đúng đối tượng mà bạn muốn tiếp cận.
Mọi người trên Facebook chia sẻ danh tính thực, sở thích, sự kiện trong đời của họ và nhiều thông tin khác. Với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động trên Facebook, các nhà quảng cáo có tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook đến những kiểu người phù hợp với doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên ở Việt Nam phần sở thích nghề nghiệp thường không đúng vì sự khai báo không rõ ràng của hầu hết người dùng facebook ở Việt Nam. Vd: "Boss lại osins".

Kiểm soát việc lập ngân sách và lên lịch quảng cáo
Với quảng cáo trực tuyến, bạn có thể kiểm soát lịch chạy và ngân sách của quảng cáo sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Hầu hết các công cụ trực tuyến cũng cho phép bạn chọn nơi quảng cáo xuất hiện trực tuyến và định dạng của quảng cáo.

Theo dõi quảng cáo và số liệu về hiệu quả
Quảng cáo kỹ thuật số cho phép bạn theo dõi dữ liệu về hiệu quả của quảng cáo trong thời gian thực. Nếu quảng cáo kém hiệu quả, bạn có thể tắt đi. Nếu một quảng cáo cụ thể hoạt động thực sự tốt, bạn có thể tăng ngân sách của quảng cáo đó để tiếp cận nhiều người hơn. Trên Facebook, bạn cũng có thể sử dụng công cụ có tên là Facebook pixel. Facebook pixel cho phép bạn theo dõi xem một người có xem quảng cáo của bạn rồi hoàn tất hành động mà bạn muốn không, chẳng hạn như thực hiện mua hàng trên trang web của bạn.
 Những khái niệm cơ bản thường gặp
Đây là tổng quan về một số thuật ngữ bạn có thể nhìn thấy trong quá trình quảng cáo. Lưu ý rằng các nền tảng quảng cáo có thể có những thuật ngữ hoặc định nghĩa khác nhau về những khái niệm bên dưới.

Các phần tạo nên quảng cáo
Bạn có thể tham khảo trước các Định dạng quảng cáo của facebook. Quảng cáo trực tuyến thường có các phần sau:
  • Nội dung quảng cáo: Hình ảnh, video - văn bản quảng cáo mang thông điệp của bạn đến với người xem. Bạn nên tối ưu video, hình ảnh trước khi chạy quảng cáo. 
  • Nhắm mục tiêu: Đối tượng mà bạn đang muốn tiếp cận cho quảng cáo của mình.
  • Vị trí quảng cáo: Vị trí quảng cáo xuất hiện (ví dụ: trong kết quả tìm kiếm, trong nguồn cấp phương tiện xã hội, nơi nào đó trên trang web).
  • Giá thầu: Số tiền bạn sẵn sàng thanh toán để khiến khách hàng xem quảng cáo của mình và nhấp vào đó hoặc có hành động nào đó khác. Trên Facebook, bạn có thể sử dụng tính năng đặt giá thầu tự động (giá thầu sẽ tự động được tối ưu hóa để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình). Hoặc bạn có thể chọn đặt giá thầu thủ công và đặt giá thầu tối đa của mình.
  • Ngân sách: Số tiền bạn muốn chi tiêu cho toàn bộ chiến dịch quảng cáo.
  • Lịch chạy: Khoảng thời gian mà bạn muốn quảng cáo chạy.

Các thuật ngữ cần biết trong khi tạo quảng cáo
  • Mục tiêu quảng cáo: Mục tiêu bạn muốn đạt được với một chiến dịch quảng cáo cụ thể. Ví dụ: Mục tiêu quảng cáo của bạn có thể là thu hút nhiều người xem quảng cáo hơn rồi đăng ký dịch vụ trên trang web của mình.
  • Nhắm mục tiêu: Quá trình chọn người mà bạn muốn quảng cáo của mình hiển thị tới người đó.
  • Tiếp thị lại hoặc nhắm mục tiêu lại: Kỹ thuật tiếp thị cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu những người đã truy cập một trang web. Ví dụ: nếu bạn xem một đôi giày trên một trang web, bạn có thể nhìn thấy quảng cáo cho những đôi giày đó trên Facebook nếu nhà quảng cáo đó đang sử dụng tính năng tiếp thị lại.

Hiểu về đấu giá quảng cáo
Đối với nhiều nền tảng quảng cáo trực tuyến, các quảng cáo bạn tạo sau đó sẽ cạnh tranh với nhau trong một cuộc đấu giá quảng cáo. Đây là một thị trường trực tuyến tương tự với cuộc đấu giá trong đời thực.
Hãy xem ví dụ bên dưới để xem quá trình đấu giá tiêu biểu:
  1. Lee truy cập một trang web có quảng cáo.
  2. Trang web này tập hợp các quảng cáo mà thông điệp của họ muốn tiếp cận đến những người như Lee, dựa trên những tiêu chí như độ tuổi hoặc vị trí.
  3. Giá thầu mà nhà quảng cáo đã đặt khi tạo quảng cáo sẽ được sử dụng để cạnh tranh với các nhà quảng cáo khác cũng đang cố gắng tiếp cận chung một đối tượng khách h Lee.
  4. Phiên đấu giá chọn quảng cáo chiến thắng dựa trên giá thầu và cài đặt nhắm mục tiêu của nhà quảng cáo.
  5. Quảng cáo chiến thắng được hiển thị cho Lee.

Các thuật ngữ cần biết trong khi xem kết quả quảng cáo
Sau khi quảng cáo của bạn được hiển thị trên một nền tảng quảng cáo hoặc trang web, bạn có thể nhìn thấy một số thuật ngữ dưới đây khi bắt đầu có kết quả của chiến dịch quảng cáo:
  • Số lần nhấp: Số lần nhấp mà quảng cáo nhận được từ những người đã xem quảng cáo.
  • Tỷ lệ nhấp hoặc CTR: Số lần nhấp bạn nhận được chia cho số lần hiển thị.
  • Số lần hiển thị: Các nền tảng quảng cáo có thể tính số lần hiển thị khác nhau. Tại Facebook, số lần hiển thị là số lần quảng cáo hiển thị trên màn hình của ai đó lần đầu tiên.
  • Số người tiếp cận: Số người mà quảng cáo đã hiển thị.
  • Tần suất: Tần suất là số lần trung bình quảng cáo hiển thị cho một người.
  • CPM (Chi phí trên mỗi 1.000 lần hiển thị): Chi phí trung bình bạn đã thanh toán để quảng cáo của bạn hiển thị 1.000 lần.
  • CPC (Chi phí trên mỗi lần nhấp vào liên kết): Chi phí trung bình bạn thanh toán mỗi lần ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn. Số này được tính bằng cách chia số tiền bạn đã chi tiêu vào một quảng cáo cho số lần nhấp mà quảng cáo đó nhận được.
  • Chuyển đổi: Chuyển đổi là hành động khách hàng thực hiện, chẳng hạn như mua hàng hoặc thêm vào giỏ hàng trên trang web.
  • Ghi nhận: Trước khi ai đó mua một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ có thể xem một vài mẫu tiếp thị cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Ví dụ: họ có thể nghe chương trình thương mại trên đài, xem bảng dán thông cáo rồi xem quảng cáo trực tuyến. Phân bổ sẽ xem các nỗ lực tiếp thị khác nhau và cấp tín dụng cho từng nỗ lực đó vì đóng góp vào việc khiến ai đó thực hiện hành động mua hàng. Lưu ý rằng các nền tảng tiếp thị có thể có các mô hình phân bổ và cách chỉ định tín dụng khác nhau.
 Làm cách nào để biết chiến dịch quảng cáo của tôi đang hoạt động thế nào?

Hiểu lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo
Điều quan trọng là phải biết cách đánh giá thành công của chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Hiểu thành công của chiến dịch sẽ giúp bạn biết mình đang nhận được gì cho số tiền đã chi tiêu vào quảng cáo. Đây được gọi là Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo hoặc ROAS. Sau khi biết ROAS của mình, bạn có thể biết cách lên kế hoạch chiến dịch quảng cáo trong tương lai.
Ví dụ: giả sử bạn sở hữu một salon tóc và có khoảng 30 cuộc hẹn đặt trước trực tuyến mỗi tuần. Bạn quyết định chi tiêu $25 vào chiến dịch quảng cáo trong 1 tuần để tăng số cuộc hẹn đặt trước trực tuyến. Khi chiến dịch kết thúc, bạn nhận được các kết quả sau:
  • 10.000 người đã xem quảng cáo
  • 60 người đã đặt trước cuộc hẹn trực tuyến
  • Bạn đã chi tiêu $0,42 cho mỗi cuộc hẹn được đặt trước (còn được gọi là chuyển đổi trên trang web)
Bạn đã bắt đầu ở đâu?Bạn đã kết thúc ở đâu?Số cuộc hẹn đã tăng lên bao nhiêu?
30 cuộc hẹn mỗi tuần khi không chi tiêu cho quảng cáo60 cuộc hẹn mỗi tuần khi chi tiêu $25 vào quảng cáo30–60 hay tăng 100%
Nếu bạn cảm thấy $25 này là khoản đầu tư tốt cho doanh nghiệp của mình thì bạn có thể muốn tạo chiến dịch quảng cáo tương tự trong tương lai.

Hiểu kết quả quảng cáo
Mỗi nhà quảng cáo là duy nhất và có thể cần đặt mục tiêu của riêng họ về hiệu quả của quảng cáo. Đây là một số đề xuất để hiểu kết quả quảng cáo và đặt mục tiêu nhằm cải thiện kết quả:
  • Tôi có đạt mục tiêu nhắm mục tiêu của mình không? So sánh cài đặt nhắm mục tiêu bạn đã xác định với kết quả bạn nhìn thấy. Nếu mọi người trong đối tượng đã nhắm mục tiêu của bạn là những người tương tác với quảng cáo thì đó là một dấu hiệu tốt. Nếu mọi người bên ngoài đối tượng của bạn đang xem quảng cáo, bạn có thể cần điều chỉnh đối tượng đó (ví dụ: khiến đối tượng của bạn cụ thể hơn).
  • Tôi đang chi tiêu bao nhiêu cho mỗi hành động trên quảng cáo của mình? Kết quả quảng cáo sẽ cho bạn biết số tiền bạn đã thanh toán trên mỗi hành động trên quảng cáo. Ví dụ: nếu bạn chi tiêu $25 trên một chiến dịch và nhận được 60 lần nhấp, bạn đã chi tiêu khoảng $0,41 trên mỗi lần nhấp. Khi tiếp tục chạy quảng cáo, bạn sẽ muốn tăng số hành động trong khi giảm chi phí của mỗi hành động.
  • Tôi có đang chi tiêu số tiền mình đã đặt trong ngân sách không? Mặc dù bạn đặt số tiền ngân sách, bạn có thể không chi tiêu toàn bộ số tiền đó vì quảng cáo của bạn không phân phối cho đối tượng. Điều này có thể xảy ra trong đấu giá quảng cáo. Các yếu tố như giá thầu thấp hoặc chất lượng quảng cáo cũng có thể ảnh hưởng đến việc phân phối quảng cáo. Nếu bạn thấy xu hướng mình không chi tiêu hết số tiền ngân sách, hãy đánh giá lại số tiền bạn đang đặt.

Hiểu khi quảng cáo đóng góp cho doanh nghiệp của bạn
Bạn có thể hỏi: “Có bao nhiêu cuộc hẹn mới trong số này là nhờ quảng cáo của tôi?” Đối với các mục tiêu như chuyển đổi trên trang web, bạn có thể sử dụng Facebook pixel để xem có bao nhiêu cuộc hẹn đã đặt trước trong số này được thực hiện sau khi ai đó nhấp vào quảng cáo của mình. Facebook pixel là một đoạn mã được thêm vào trang web (như một hình ảnh 1x1 pixel vô hình). Facebook pixel cho nền tảng quảng cáo biết khi ai đó truy cập hoặc thực hiện hành động tại đó. Tìm hiểu cách tạo Facebook pixel.

Cải thiện hiệu quả quảng cáo theo thời gian
Khi tạo chiến dịch quảng cáo trong tương lai, hãy xem các chiến dịch thành công trước đó và tự hỏi:
  • Đối tượng của tôi là ai?
  • Hình ảnh và văn bản trông như thế nào trong quảng cáo của tôi?
  • Chiến dịch của tôi đã chạy trong bao lâu?
  • Tôi đã chi tiêu bao nhiêu?
Bạn có thể tạo chiến dịch tương tự như chiến dịch đã thành công trong quá khứ hoặc bạn có thể thử nghiệm các phiên bản khác nhau của chiến dịch đó để hiểu điều khiến quảng cáo đó hoạt động tốt như vậy. Ví dụ: hãy thử chạy nhiều quảng cáo có hình ảnh, tiêu đề hoặc đối tượng mục tiêu khác nhau để so sánh kết quả.
Nguồn: Facebook

  • Share:

You Might Also Like

Comments