PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG SEO - Hoàng Vũ

PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG SEO

tháng 3 14, 2019

Trong kỹ thuật SEO, có rất nhiều công cụ có thể cho bạn một cái nhìn tổng quan về đối thủ ở nhiều khía cạnh khác nhau, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng phân tích đối thủ một cách chi tiết. Từ đó bạn có thể rút ra kết luận về các chiến lược của đối thủ và so sánh chúng với chiến lược của mình.

1 – Học hỏi và rút kinh nghiệm từ đối thủ "Họ phải làm điều gì đó đúng nếu họ thành công hơn bạn"; Một lưu ý nhỏ là "Điều ngược lại cũng đúng" không phải họ thành công ở mọi chiến dịch, mọi sản phẩm, bằng cách quan sát cách làm đối thủ bạn cũng có thể nhận ra những sai lầm của họ.

2 – Thương trường là chiến trường "Làm tốt hơn đối thủ" - Đó là mục đích cuối cùng của bạn: phát triển lớn hơn, tăng lưu lượng truy cập, thu hút được một khách hàng lớn hơn và trở nên giàu có hơn các đối thủ của bạn.



Sau đây là 6 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO

#Bước 1. Đánh giá website và chiến lược của chính bạn
 Trước khi bạn bắt đầu nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn nên phân tích đánh giá những gì bạn có trước tiên. Đánh giá một cách trực quan điểm mạnh và điểm yếu của bạn làm tiền đề để so sánh chính xác với đối thủ cạnh tranh của bạn. Chỉ khi hiểu rõ mình bạn mới có thể đưa mình đi đúng hướng. Sau đây là những yếu tố bạn cần xem xét lại ở Website của mình:

Backlink: Hãy kiểm tra xem số lượng Backlink của bạn hiện tại là bao nhiêu? Có thể tất cả các backlink mà bạn đang có đều có lợi cho trang web của bạn? Có bao nhiêu backlink xấu làm hại Website bạn? Bạn nên gỡ bỏ chúng và công việc này bạn cũng nên thực hiện thường xuyên.

Từ khoá: Hãy xem xét và chắc chắn rằng bạn đã có một bộ từ khóa đầy đủ, đa dạng và liên quan đến lĩnh vực mà bạn sắp thực hiện SEO, bao gồm cả từ khóa có dấu và không dấu. Đừng bỏ qua vì mục đích cuối cùng của SEO đó là tăng lượng truy cập để tìm kiếm khách hàng cho nên bạn hãy lựa chọn những từ khóa có lượt tìm kiếm hàng tháng. Công cụ Keywordtool.io (bản có trả phí) có thể mang đến cho bạn một bộ từ khóa đầy đủ với những “con số không biết nói dối” về lượng tìm kiếm mà bạn có thể sử dụng.

 Xu hướng seo nổi bật hiện nay đó là sử dụng truyền thông và mạng xã hội. Chính vì thế bạn hãy xây dựng cho website của bạn những fanpage trên những mạng xã hội nổi bật. (ví dụ: Facebook, Google+, LinkedIn…).

Cuối cùng đó là bạn hãy kiểm tra lại Website của bạn xem có lỗi gì về Kỹ thuật hay không, ví dụ như : Code, giao diện thân thiện với người dùng và các công cụ tìm kiếm hay chưa … Tối ưu website của bạn bằng Google Search Console.

#Bước 2. Xem xét và chọn lọc đối thủ cạnh tranh cẩn thận

 Đối thủ cạnh tranh là người nhắm mục tiêu đến cùng một đối tượng và theo đuổi các mục tiêu kinh doanh giống như bạn. Tránh cuộc chiến với những đối thủ không cùng mục tiêu khách hàng mà bạn hướng đến; đó sẽ là một sự lãng phí thời gian và công sức.

#Bước 3. Phân tích trực quan các trang web của đối thủ
 Khi bạn đã xác định được các đối thủ cạnh tranh cho mình, hãy dành nhiều thời gian để phân tích các website của họ. Hãy bắt đầu bằng một phân tích trực quan xem họ đã làm như thế nào để có thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm. Đừng lo lắng khi bạn nhận thấy các đối thủ của bạn đã chứng minh họ đã làm tốt hơn bạn về mọi thứ. Đây mới chỉ là bước đầu và bạn hoàn toàn có thể làm được và làm tốt hơn họ. Hãy quan sát và phân tích kỹ những phần nổi trên Website của đối thủ cụ thể là các yếu tố như:
  . Thiết kế
  . Tiêu đề trang
  . Tiêu đề bài viết
  . Nội dung
  . Liên kết nội bộ
  . Kêu gọi hành động…..

 Sau khi quan sát kỹ những yếu tố trên hãy liệt kê ra những gì họ đã làm tốt có thể tham khảo và những gì họ làm chưa tốt để cải thiện và làm tốt hơn họ. Khi bạn khắc phục được những điều chưa tốt của đối thủ và mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn chắc chắn bạn sẽ vượt qua đối thủ của mình. 
 Bạn có thể xem thêm một ví dụ về phân tích trang website tại đây

#Bước 4. Phân tích từ khóa của đối thủ
 Có khả năng các đối thủ cạnh tranh của bạn cũng đang đẩy mạnh các từ khóa giống các từ khóa của bạn, và chắc chắn chúng cũng đang vượt trội hơn bạn về thứ hạng. Vậy làm thế nào để bộ từ khóa của bạn không chồng chéo với các từ khóa của họ và khiến bạn gặp bất lợi? Chắc chắn trong thời gian đầu bạn sẽ không thể vượt qua đối thủ với những từ khóa có độ cạnh tranh cao. Lúc này bạn chỉ có thể đánh vào các từ khóa bị bỏ quên và các từ khóa ngách mà đối thủ của bạn chưa phát hiện ra.

 Bài toán đặt ra lúc này là làm thế nào để biết đối thủ đang bỏ quên những từ khóa nào và liệt kê ra để đánh trước. Có khá nhiều công cụ giúp bạn phân tích được đối thủ của bạn đang bỏ quên những từ khóa nào và những từ khóa ngách liên quan đến lĩnh vực của bạn. Có 2 công cụ mà tôi thường sử dụng để phân tích đó là dùng và công cụ Analyze Compertitor trong Keywordtool.io (bản có phí) hoặc Google Search Console để phân tích từ khóa đối thủ. (Tham khảo thêm : Cách phân tích từ khóa trong SEO)

 Hãy xây dựng cho mình một bộ từ khóa và sắp xếp theo độ cạnh tranh từ thấp đến cao. Khi đã đánh xong các từ khóa bỏ quên và từ khóa ngách lúc này website của bạn đã có một lượng Trafic ổn định lúc này bạn sẽ đánh đến các từ khóa có độ cạnh tranh tăng dần (Bạn có thể dùng công cụ Google Keyword Planer để đánh giá độ cạnh tranh của từ khóa) . Cứ làm theo quy trình từ dễ đến khó chắc chắn bạn sẽ vượt qua đối thủ trong tương lai.


#Bước 5. Theo dõi hồ sơ Backlinks của đối thủ cạnh tranh
 Backlink là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thứ hạng của Website trong các công cụ tìm kiếm. Giám sát profile backlink của đối thủ cạnh tranh và profile backlink của chính bạn cũng là một cách hay để theo dõi sự tăng trưởng của bạn. Hãy cố gắng có được liên kết đến những trang web có liên kết với website của đối thủ nếu có thể và những website có tên miền uy tín mà đối thủ chưa được liên kết. Theo quan điểm của tôi. tôi thường chú trọng xây dựng backlink chất lượng hơn là xây dựng theo số lượng.

 Bạn cũng cần lưu ý rằng, khi xây dựng backlink hãy đảm bảo rằng số lượng backlink của bạn không nên chênh lệch hơn so với đối thủ quá nhiều (chênh hơn) điều này sẽ khiến website của bạn rơi vào tầm ngắm của các thuật toán xếp hạng.

#Bước 6. Đánh giá hoạt động của họ trên các kênh mạng xã hội
 Hiện nay mạng xã hội là một trong những mỏ vàng mà chúng ta có thể khai thác. Bởi hiện nay người dùng dành phần lớn thời gian của họ trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter … Đó là lý do tại sao những trang web có hoạt động truyền thông xã hội tốt thường một lượng truy cập rất tốt từ những nguồn này. Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng có thể dự đoán được sự hấp dẫn của nội dung cho website của bạn, nhưng hãy để ý đến các trang của đối thủ cạnh tranh trên các phương tiện truyền thông xã hội có thể sẽ cung cấp cho bạn một vài gợi ý : Loại nội dung nào thu hút được nhiều lượt thích, chia sẻ và nhận xét hơn , Bài đăng văn bản thông thường, Hình ảnh, Liên kết đến các bài đăng trên blog của họ, Các tài liệu tải về khác…

Khi đánh giá được hoạt động truyền thông xã hội của đối thủ hãy cố gắng làm tốt hơn họ. Những tín hiệu tương tác từ người dùng trên các kênh truyền thông xã hội cũng được các công cụ tìm kiếm thu thập và nếu nội dung của bạn được tương tác tốt chắc chắn thứ hạng website của bạn sẽ tăng trưởng.

Bạn có thể tham khảo một số công cụ tại đây.

Nếu bạn là một người mới bắt đầu làm SEO có thể tham khảo thêm : Tự tay làm SEO toàn diện (Hướng dẫn từng bước một)

  • Share:

You Might Also Like

Comments