CHANNEL ON DIGITAL - CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH NGƯỜI HOẠCH ĐỊNH TÀI BA-DM4
tháng 3 22, 2019
CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH DIGITAL MARKETING |
Sau quá trình nghiên cứu chúng ta đã xác định được khách hàng mục tiêu cũng như nội dung cần truyền tải đến. Thì câu hỏi tiếp theo được đặt ra sẽ là: Nên triển khai kế hoạch marketing như thế nào? Trên facebook, google hay intagram? Như thế nào mới hiệu quả?
Nhưng có bao giờ các bạn tự hỏi Digital Marketing có bao nhiêu kênh để truyền tải thông điệp, tiếp cận khách hàng và mang về lợi nhuận? Các bạn đã biết được bao nhiêu kênh digital rồi? Đã sử dụng chúng hiệu quả hay chưa? Để có một chiến dịch marketing thành công thì những kiến thức về channel digital bạn cần phải nắm vững.
CÓ 3 LOẠI KÊNH CHÍNH TRONG DIGITAL MARKETING |
CÓ 3 KÊNH CHÍNH TRONG DIGITAL MARKETING
KÊNH SỐ 1: Paid Media
Paid Media là tất cả các kênh mà bạn phải trả phí để quảng cáo hiển thị đến với khách hàng trên các trang web thì đó đều gọi chung là Paid Media. Ví dụ như trang web, các Social Network, trang báo điện tử, forum,… hỗ trợ chúng ta quảng cáo thông điệp về sản phẩm, hình ảnh về thương hiệu đến với khách hàng thông các hình thức như sponsor, banner, tin vip, bài Pr, Social Ads,...
Một số hình thức Paid Media phổ biến như:.CPD (Cost Per Duration) – Display Ads ( trả phí theo tuần/tháng): nhắc nhở thương hiệu..CPM (Cost Per Mill) - FB Ads, Google Adwords, Ad Networks..CPC (Cost Per Click) - FB Ads, Google Adwords, Ad Networks..Booking Pr on Digital (Báo Điện Tử, Diễn Đàn, Hot Fanpage, Youtube)..Booking Pr từ KOL (Hot Facebooker, Blogger, Vloger, Nghệ Sĩ)..Sponsor (Diễn Đàn, Facebook Group, Hot Fanpage, Trang Tin Điện Tử) Những kênh này thường dùng để chiếm lấy tình cảm; sự tín nhiệm nhiều hơn, không quá quan tâm là có kiếm được lợ Inhuận từ đây hay không..Reviews (Paid Seeding, Web Reviews, Influencer on Social).Paid Content Promotion (SMS, Email Marketing, Digital Billboard – TV…)
Lợi thế lớn nhất của Paid Media là tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, lan tỏa sức mạnh của bạn đến cộng đồng nếu bạn có một kênh owned media đủ mạnh - sức lan tỏa truyền đi thông điệp rất cao, vì mẫu quảng cáo chúng ta tiếp cận được nhiều khách hàng mà platform đó đang sở hữu.
Bất lợi lớn nhất của Paid Media chính là chi phí cao và phải theo dõi, kiểm soát chặt, đo lường hiệu quả khi thực hiện. Chính vì vậy trước khi triển khai chạy ads trên paid media bạn cần phải nghiên cứu kỹ khách hàng của mình, nội dung thông điệp muốn truyền tải, flatform đó có chứa đối tượng khách hàng muốn nhắm tới không? Làm sao để có thể tận dụng một cách hiệu quả nhất?
Sau khi đã nghiên cứu kỹ bạn nên tiến hành quy trình một cách liên tục: Testing A/B, Đánh giá, Học hỏi, Tối ưu nội dung, Cài đặt -Rồi lại quay lại Testting A/B tiếp tục như vậy, luôn luôn tìm cách tối ưu chi phí và gia tăng mức độ tiếp cận khách hàng. Dần dần bạn sẽ có công thức riêng đối với doanh nghiệp hay với từng sản phẩm của bạn.
Nếu chúng ta có 1 CONTENT đủ mạnh để tạo sự viral dễ dàng, thì Paid Media như 1 ngọn lửa sẽ giúp bùng lên thông điệp lan tỏa một cách mạnh mẽ đến cộng đồng mạng, và sau đó có thể doanh nghiệp của bạn sẽ có chỗ đứng nhất định.
Kênh thứ 2: Owned Media
Là những công cụ, kênh truyền thông thuộc sở hữu trực tiếp của chúng ta, do chúng ta quyết định về nội dung và hình thức. Owned Media là đích đến cuối cùng của khách hàng từ các kênh trên Paid Media tiếp cận khách hàng, hay từ các hoạt động Viral, họ vào Owned Media để hiểu rõ hơn xem chúng ta là ai, đánh giá chúng ta từ đó đi đến những hành động sau đó.
Vậy Owned Media quan trọng? Tôi có thể trả lời bạn ngay nó cực kỳ quan trọng.
Owned Media là nơi để bạn tăng uy tín thương hiệu của bạn thường là Story telling (kể chuyện thương hiệu): các hoạt động bán hàng, hoạt động xã hội,... từ đó xây dựng được lòng tin nơi khách hàng.
Bạn thử tưởng tượng một công ty làm Viral Marketing xuất sắc, lan tỏa hàng triệu người biết về họ. Hàng triệu khách hàng truy cập vào own media để mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, về thương hiệu nhưng sau đó chỉ nhận lại sự thất vọng nặng nề một website nghèo nàn, thông tin hời hợt, trống rỗng, đôi ba dòng nguệch ngoạc để rồi từ đó có ấn tượng không tốt thì cũng không có bất cứ động thái gì từ họ vì ko có niềm tin nới bạn. Nghiêm trọng hơn sẽ có rất nhiều người biết đến bạn như 1 doanh nghiệp không uy tín dù sau này bạn có đầu tư như thế nào đi chăng nữa thì cũng khó lấy lại được hình ảnh của bạn.
Owned Media thường là:
a.Website:
Trên môi trường digital thì website là cực kỳ quan trọng, nó là đại diện, là bộ mặt cho doanh nghiệp. Đây dường như là đích đến cuối cùng của mọi hoạt định digital marketing. Về mặt marketing, bạn nên tối ưu chúng theo những tip sau đây:
. Luôn cài đặt Google Analytics: Từ công cụ này bạn có thể thống kê được khách hàng của bạn đổ về từ kênh nào, ở đâu, sản phẩm nào được quan tâm.
. Luôn cài Pixel Facebook: Theo đuôi khách hàng trên facebook
. Đăng Ký Google Console.
. Luôn Tối Ưu Từ Khóa.
. Luôn Tối Ưu Nội Dung.
. Luôn Tối Ưu UX / UI
b.Landing Page:
Là website chỉ có một trang duy nhất trên đó chỉ thể hiện một mặt hàng duy nhất và cũng với một mục đích duy nhất nào đó và thường là kêu gọi hành động. Chính vì format của nó đơn giản mà sẽ được google index nhanh và dễ dàng lên top với những từ khóa ngách cụ thể. Thường dùng để chốt sales một mặt hàng nào đó của bạn nên thường theo mẫu sau đây: nêu lên được đầy đủ thông tin của sản phẩm, nêu lên được nỗi đau của khách hàng, cách giải quyết, lý do phải mua và lời kêu gọi hành động. Tối ưu theo những tip sau đây:
. Luôn cài đặt Google Analytics / Pixel Facebook / Console.
. Kết Hợp Email Marketing.
. Kết Hợp Google Adwords.
. Kết Hợp FB Retargeting.
. Nội Dung Cần theo Mô Hình AIDA.
. Có Call To Action cuối Landing Pages + Form Đăng Ký.
c.Microsite:
Là một website con về một sản phẩm trong chuỗi sản phẩm của bạn. Trang này thường xuất hiện ở các tập đoàn lớn khi mà các danh mục nhiều và đa dạng. Mục đích của trang này là phân loại khách hàng quan tâm, đưa ra đúng thông tin về sản phẩm mà khách hàng hiện đang quan tâm.
. Kết nối về Brand Mẹ.
. Luôn cài đặt Google Analytics / Pixel Facebook / Console.
. Nơi chứa Videos về Brand (kết nối Youtube).
. Là nơi phát động các Chương Trình Khuyến Mại.
. Lịch sử hình thành Brand.
. Kênh Phân Phối của Brand.
. Hoạt Động của Brand.
d.Blog:
Là nơi giải quyết các khúc mắc vấn đề của khách hàng. Đưa ranhớ những lời nhận định lời khuyên về những vấn đề mà khách hàng thường gặp phải trong lúc sử dụng hay tìm hiểu những sản phẩm trong ngành dưới góc nhìn của một chuyên, gia. Từ đó nhận được sự tín nhiệm của người độc giả, cộng đồng.
e.Social Media Channel:
(Fanpage, Youtube, Insta…) là nơi tiếp cận với khách hàng tiềm năng, giao lưu và lắng nghe họ.
f.Nick & các bài viết chia sẻ trên các diễn đàn
Ghi nhớ là việc cập nhật contents đều đặn cho Owned Media đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động Digital Marketing, giúp doanh nghiệp đi đến thành công trong môi trường digital. Một số chiên thuật làm owned Media:
. Làm SEO trên Website, Microsite, Landing Pages.
. Seeding trên các Forums, Group.
. Pr on Digital trên Social Account (FB Profile, Insta Profile, Youtube Channel)
. Content Marketing on Website, Blog.
. Content Marketing on Forums, FB Groups.
Kênh thứ 3: Earned Media
Là những kênh của chính khách hàng sở hữu, đó là facebook cá nhân của khách hàng, đó là nick diễn đàn của khách hàng, nick zalo của họ… và họ dùng những tài khoản cá nhân đó chia sẻ thông tin về thương hiệu của chúng ta, lan tỏa cho chúng ta thì những điều đó gọi là Earned Media, và nếu diễn ra diện rộng thì Viral Marketing đang diễn ra.
Là những kênh của chính khách hàng sở hữu, đó là facebook cá nhân của khách hàng, đó là nick diễn đàn của khách hàng, nick zalo của họ… và họ dùng những tài khoản cá nhân đó chia sẻ thông tin về thương hiệu của chúng ta, lan tỏa cho chúng ta thì những điều đó gọi là Earned Media, và nếu diễn ra diện rộng thì Viral Marketing đang diễn ra.
Và Earned Media luôn là con dao hai lưỡi (vì chúng ta không thể tác động trực tiếp vào cộng đồng, chỉ tác động được một phần nào đó); Vì vậy luôn có hoạt động theo dõi Social Listening để coi cộng đồng mạng nói gì, chia sẻ gì về Brand của chúng ta, nếu có ai đó seeding, chia sẻ Brand chúng ta ở 1 diễn đàn nào đó, thi phải theo dõi thật chặt chẽ để tránh đối thủ lợi dụng tung tin xấu khiến chúng ta bị khủng hoảng truyền thông ngầm. Và khi phát hiện thì mọi việc đã quá xa. Cần phải định hướng được dư luận để tận dụng tốt kênh này.
Hiện nay, Videos; đặc biệt “Live Streaming” trên Facebook là 1 xu thế rất hot dễ dàng khiến khách hàng sử dụng Earned Media cho chúng ta nhiều nhất.
——
Chanel on digital - Lựa chọn sao cho hợp lý:
Channel Digital Lựa Chọn Sao Cho Hợp Lý |
•Quảng Bá Về Thương Hiệu.
•Tăng Uy Tín – Tín Nhiệm Thương Hiệu.
•Giáo Dục Nhu Cầu Nơi Khách Hàng Mục Tiêu.
•Bán Hàng (Sản Phẩm – Dịch Vụ).
•Kích Cầu SP - DV.
•Nhắc Nhở Về Thương Hiệu.
•Chăm Sóc Khách Hàng Đã Dùng SP - DV.
•Theo Đuôi – Bám Đuôi Khách Hàng Mục Tiêu
Sau khi xác định được Mục tiêu, bạn phải lên ý tưởng để truyền đạt được "Thông Điệp Truyền Thông" của mình tới cho khách hàng một cách thân thiện và hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:
•Chúng ta muốn nói với khách hàng điều gì?
•Nêu lên được những vấn đề của KH.
•Trình bày được những Lợi Ích mang lại.
•Những lợi thế cạnh tranh so Đối Thủ.
•Tại sao KH phải nghe bạn?
•Giải pháp chúng ta cho KH là gì?
•Call To Action cần có là gì?
Tiếp theo bạn phải chọn kênh tiếp cận là nơi có khả năng chứa khách hàng của bạn nhiều nhất và dễ dàng tiếp cận với họ nhất.