Nguồn gốc của những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi con người là sự thông tin liên lạc giữa các tế bào thần kinh trong não bộ. Sóng não được tạo ra từ những xung động điện cộng hưởng sinh ra bởi hiện tượng thông tin liên lạc của vô số các tế bào thần kinh với nhau.
Sóng não thay đổi tùy theo hành động và suy nghĩ của con người. Vào một thời điểm sẽ có một loại sóng não chiếm ưu thế tạo ra những ảnh hưởng khác nhau lên con người. Khi các sóng não có tốc độ chậm hơn chiếm ưu thế, con người có thể cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp, lờ đờ và mộng mị. Ngược lại, khi các loại sóng não nhanh hơn chiếm ưu thế, con người sẽ ở trạng thái ngược lại, căng thẳng, dễ bị kích động. Tốc độ hay tần số của sóng não được đo bằng đơn vị Hertz (viết tắt là Hz: số chu kỳ trên giây).
2. Beta, 14-30 Hz
3. Alpha, 8-14 Hz
4.Theta, 4-8 Hz
5. Delta, 0,1-4 Hz
Ngoài ra, ba dạng sóng hơn nữa (thường được mô tả trong các nghiên cứu điện não đồ):
6. Mu, 8-12 Hz
7.Sigma 12-14 Hz
8. SMR 12,5-15,5 Hz
Các bước sóng ở tần số thấp được đo bởi điện Não đồ thì có 8 loại tất cả. Berger là người đầu tiên mô tả các tần số Delta, Theta, Alpha và Beta. 5 loại sóng não phổ biến được biết đến ở thời điểm hiện tại:
1. Gamma, 30-50 Hz2. Beta, 14-30 Hz
3. Alpha, 8-14 Hz
4.Theta, 4-8 Hz
5. Delta, 0,1-4 Hz
Ngoài ra, ba dạng sóng hơn nữa (thường được mô tả trong các nghiên cứu điện não đồ):
6. Mu, 8-12 Hz
7.Sigma 12-14 Hz
8. SMR 12,5-15,5 Hz
Khả năng có thể linh động ứng biến của não bộ con người dựa vào những tần số sóng não khác nhau đóng một vai trò to lớn quyết định sự thành công trong việc xử lý tình trạng stress, tập trung tinh thần, và ngủ ngon. Nếu một trong 5 loại sóng não nêu trên mà được tạo ra nhiều quá mức hay giảm đi quá mức sẽ gây nên các vấn đề cho sức khỏe. Vì vậy có thể nói không loại sóng não nào là tốt hơn hay ưu điểm hơn so với các loại sóng não khác. Tìm hiểu sóng não có thể giúp tiến tới việc kiểm soát các trạng thái khác nhau của thể chất và tinh thần con người.
SÓNG NÃO CHI PHỐI HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY |
SÓNG NÃO GAMMA:
Đây là một loại sóng não có tần số cao nhất, liên quan mật thiết đến những quá trình xử lý thông tin cấp cao cũng như những chức năng của nhận thức. Sóng não Gamma quan trọng cho việc học tập, trí nhớ và xử lý thông tin. Người ta cho rằng ở tần số 40 Hz, sóng não Gamma quan trọng trong việc kết nối các giác quan con người liên quan đến nhận thức và tham gia vào việc học tập các vấn đề mới. Sóng Gamma thường thấy ở những thiên tài âm nhạc, hội họa, thi ca
Dãy tần số: 40 – 100 Hz
Quá nhiều: Lo lắng, căng thẳng, stress.
Quá ít: Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD: Attention Deficit
Hyperactivity Disorder), trầm cảm, không có khả năng học tập
Lý tưởng: Kết hợp các giác quan, tỉnh táo, xử lý thông tin, học tập, ý thức, giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement)
Cách làm tăng sóng não Gamma: Thiền định.
SÓNG NÃO BETA:
Là loại sóng não tần số cao, biên độ thấp thường thấy khi ta thức, liên quan đến những ý nghĩ tỉnh táo, suy nghĩ logic và có xu hướng kích thích. Khi có đủ số lượng sóng não Beta cho phép chúng ta tập trung học tập tốt, thực hiện các công việc, giải quyết vấn đề một cách dễ dàng. Những người đang nói chuyện hăng say, diễn thuyết hay chơi thể thao đều phát sóng não Beta.
Tuy nhiên, có quá nhiều sóng não Beta sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, bồn chồn, stress.
Tuy nhiên, có quá nhiều sóng não Beta sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, bồn chồn, stress.
Dãy tần số: 12 – 40 Hz
Quá nhiều: Tăng adrenaline, lo lắng, bồn chồn, bất an, stress
Quá ít: Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD: Attention Deficit
Hyperactivity Disorder), mơ ngủ, trầm cảm, nhận thức kém
Lý tưởng: Tập trung tinh thần, trí nhớ, giải quyết vấn đề
Cách làm tăng sóng não Beta: Cà phê, nước tăng lực, các chất kích thích khác.
SÓNG NÃO ALPHA:
Dãy tần số của sóng não Alpha nằm giữa Gamma và Beta. Sóng não Alpha chiếm ưu thế khi cơ thể ở trạng thái nghĩ ngơi, thư giãn, thiền định. Sóng não Alpha giúp giữ bình tĩnh khi cần thiết, tăng cường khả năng sáng tạo, trí nhớ, óc tưởng tượng, sự tập trung tinh thần và làm giảm căng thẳng.
Khi bị stress thì sẽ có một hiện tượng tự động gọi là “Alpha blocking” xảy ra, trong đó có sự gia tăng sóng não Beta và rất ít sóng não Alpha.
Khi bị stress thì sẽ có một hiện tượng tự động gọi là “Alpha blocking” xảy ra, trong đó có sự gia tăng sóng não Beta và rất ít sóng não Alpha.
Dãy tần số: 8 – 12 Hz
Quá nhiều: mơ mộng, quá thư giãn
Quá ít: lo lắng, bồn chồn, căng thẳng, stress, mất ngủ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD: Obcessive – Compulsive Disorder)
Lý tưởng: Thư giãn, tập trung tinh thần.
Cách làm tăng sóng não Alpha: Thiền, L-Theanin, một số thuốc chống trầm cảm.
Cách làm tăng sóng não Alpha: Thiền, L-Theanin, một số thuốc chống trầm cảm.
SÓNG NÃO THETA:
Đây là một loại sóng não liên quan đến giấc ngủ. Sóng não Theta xuất hiện thường nhất trong giấc ngủ và trạng thái thiền định sâu. Nó hoạt động như là một cổng thu nhận việc học và trí nhớ. Với sóng não Theta, các giác quan của chúng ta như thoát ra khỏi thế giới xung quanh để quay về tập trung vào thế giới nội tại bên trong của cơ thể. Sóng não Theta gắn liền với vô thức, nơi mà tâm trí có khả năng hiểu biết sâu sắc, trực giác phát triển, thể chất và tinh thần hòa làm một.
Lý do thiền và Yoga có thể mang lại cảm giác thư thái là vì chúng có khả năng giúp não bộ tạo nhiều sóng Theta
Dãy tần số: 4 – 8 Hz
Quá nhiều: Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), trầm cảm, tăng động, mất tập trung, bốc đồng.
Quá ít: lo lắng, nghèo cảm xúc, stress Lý tưởng: sáng tạo, liên kết cảm xúc, trực giác, thư giãn.
Quá ít: lo lắng, nghèo cảm xúc, stress Lý tưởng: sáng tạo, liên kết cảm xúc, trực giác, thư giãn.
Cách làm tăng sóng não Theta: các thuốc chống trầm cảm, cordycepin.
SÓNG NÃO DELTA:
Đây là sóng não chậm nhất của con người, thấy nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Khi lớn lên, chúng ta có xu hướng sản sinh ít sóng Delta ngay cả khi ngủ sâu. Chúng liên quan đến những mức độ sâu nhất của sự thư giãn và giấc ngủ hồi phục. Chúng cũng được cho là có liên quan đến những chức năng vô thức như điều hòa nhịp tim và tiêu hóa. Sự sản sinh đủ sóng Delta giúp chúng ta cảm thấy hồi phục sau một giấc ngủ đêm. Nếu có một hoạt động bất thường của sóng Delta, sẽ dẫn đến mất khả năng học hỏi và khó khăn trong việc dùy trì trạng thái tỉnh táo (giống như trường hợp não bị tổn thương).
Dãy tần số: 0 – 4 Hz (thấp nhất)
Dãy tần số: 0 – 4 Hz (thấp nhất)
Quá nhiều: Tổn thương não, vấn đề về học hỏi, mất khả năng suy nghĩ, rối loạn tăng động giảm chú ý trầm trọng
Quá ít: mất khả năng làm mới cơ thể, mất khả năng hồi phục cho não, ngủ không ngon
Lý tưởng: hệ thống miễn dịch, chữa lành tự nhiên, ngủ ngon và sâu
Cách làm tăng sóng não Delta: các thuốc chống trầm cảm, ngủ
Và một bí quyết khi nghe nhạc để đạt hiệu quả cao hơn đó chính là sử dụng tai phone - Đây chính là phương pháp "Binaural beats" (nghe bằng hai tai). Với âm thanh ở tần số thấp thì tai của chúng ta gần như không cảm nhận thấy được, chính vì vậy mà cần phải giao thoa hai âm thanh có tần số khác nhau ở hai tai để tạo ra được các bước sóng này. chỉ có như vậy thì mới có thể phát huy hết tác dụng của chúng.
Bạn có thể thử. Nghe thử bản nhạc sau lần lượt bằng 2 cách: Lần 1 bạn nghe bằng loa bình thường, lần 2 nghe bằng Headphone và nhắm mắt nhé:
Tới đây bạn cảm thấy thế nào? Sẽ khác rất nhiều, đúng không nào.
Từ đó bạn có thể thấy áp dụng vào trong đời sống hằng ngày như khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi và muốn có giấc ngủ sâu thì nghe nhạc sóng não Delta giúp phục hồi cơ thể, ngủ ngon. Hay nhạc sóng não alpha giúp tập trung, sáng tạo trong công việc và học tập.
Một vài mẹo nhỏ để sử dụng hiệu quả âm nhạc trong học tập:
-Bản nhạc này lúc đầu sẽ khá là khó nghe… nhưng cứ làm bạn nhé 😉
- Sử dụng nhạc có nhịp từ 8 – 13 Hz mỗi giây, tương tự như tần số sóng alpha của não.
- Khi cần tập trung sâu để nghiên cứu, học thuộc nên sử dụng những loại nhạc có nhịp từ 4 – 7 Hz mỗi giây để kích thích tần số sóng não Theta hoạt động.
- Nguyên tắc quan trọng: Không phán xét khi nghe; Ko kỳ vọng vào âm nhạc như một phép màu có thể tạo ra hiệu quả tức thời cho việc học sáng tạo hoặc học tập trung. Hiệu quả chỉ đến với những người sử dụng nó như nhạc nền, tức là bật nhỏ đủ nghe, rồi tập trung vào việc học mà không tập trung vào âm nhạc. Nếu thấy mình đang bị tập trung vào âm nhạc thì cần bật nhạc nhỏ hơn nữa. Vì nếu phán xét hay đặt sự kỳ vọng cao cũng thì sẽ dẫn đến thay vì học, người ta chạy theo việc đặt câu hỏi, khiến não chuyển sang tần số sóng Beta, cảm giác ức chế sẽ đến theo sóng beta chứ không thể đưa não về trạng thái alpha được.
Bây giờ nếu băt đầu học tập hãy thử với bản nhạc Alpha này:
Khi mất ngủ bạn có thể thử với bản nhạc Delta sau đây:
-Nguồn ST-